TP. Dĩ An là một trong 3 thành phố lớn của Bình Dương, lại có vị trí tiếp giáp với TP. HCM, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu nhà ở Thành phố Dĩ An tăng mạnh, cùng Sao Việt tìm hiểu ngay bạn nhé!

Lợi thế này giúp Dĩ An tăng trưởng kinh tế kéo theo nhu cầu nhà ở tăng trưởng mạnh mẽ.

Phát triển mạnh thương mại dịch vụ và công nghiệp

Để phát huy tiềm lực, Dĩ An đưa ra mục tiêu xây dựng thành phố phát triển bền vững theo hướng văn minh, hiện đại với cơ cấu kinh tế tập trung vào 3 lĩnh vực lớn đó là thương mại – dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Trong đó, thương mại – dịch vụ là lĩnh vực sẽ được chú trọng phát triển mạnh, tiếp đó là công nghiệp.

Nếu như giai đoạn 2015-2020, công nghiệp được xếp vị trí ưu tiên (công nghiệp, thương mại – dịch vụ và nông nghiệp), thì giai đoạn 5 năm tới đây cơ cấu nền kinh tế đã được chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh thương mại, dịch vụ.

Theo dữ liệu thống kê của cơ quan quản lý, trong giai đoạn 2015-2020, giá trị thương mại dịch vụ của thành phố Dĩ An tăng bình quân 40,12%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 10,48% và giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 23,43 tỷ đồng/năm.

Tính đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của Dĩ An đang có tỷ trọng thương mại – dịch vụ chiếm 55,12%, công nghiệp chiếm 44,87% và nông nghiệp chiếm rất ít, chỉ 0,01%.

Chính vì vậy, việc đẩy mạnh các lĩnh vực đang chiếm phần lớn trong cơ cấu

Thương mại dịch vụ và công nghiệp là thế mạnh của Dĩ An

kinh tế là hướng đi hoàn toàn phù hợp. Hơn thế nữa, vị trí của Dĩ An cũng rất thuận lợi cho những lĩnh vực về thương mại dịch vụ.

Theo định hướng ấy, Dĩ An sẽ ưu tiên phát triển các ngành thương mại dịch vụ chất lượng cao và có giá trị gia tăng nhanh như các trung tâm thương mại dịch vụ tại các khu chung cư; quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ dọc các tuyến đường trọng yếu trên địa bàn, phát triển thương mại dịch vụ kết hợp với phát triển các khu đô thị mới…

Đến nay, trên địa bàn Dĩ An hiện có 6 khu công nghiệp và 1 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó có những khu công nghiệp (KCN) đầu tiên của tỉnh Bình Dương như KCN Sóng Thần, KCN Bình Đường… Đến 2020, Dĩ An đã thu hút 437 dự án đầu tư trong và ngoài nước; 10.000 doanh nghiệp hoạt động nằm ngoài khu, cụm công nghiệp; 12 chợ truyền thống, 1 Trung tâm thương mại, 3 siêu thị và 71 cửa hàng tiện ích.

Ngoài ra, tại Dĩ An đang có các trung tâm logistics quy mô lớn với mức độ chuyên môn hóa cao, cung cấp dịch vụ trọn gói, đa dạng như: ga Sóng thần, 2 trung tâm ICD là Cảng Bình Dương, TBS Tân Vạn và 50 doanh nghiệp làm dịch vụ Logistics. Vì vậy, phát triển thương mại, dịch vụ ở thành phố Dĩ An còn chú trọng khai thác tiềm lực trong lĩnh vực giao nhận.

“Vùng trũng” thu hút người lao động 

Là thủ phủ công nghiệp của Bình Dương, hàng năm Dĩ An đóng góp phần lớn vào kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Ở quý 1/2021, kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh Bình Dương tăng 30,4% so với cùng kỳ.

Kinh tế địa phương phát triển sẽ tạo ra khối lượng lớn về công việc, vì vậy Dĩ An đã thu hút lượng lớn người lao động ngoại tỉnh đến sinh sống và làm việc. Theo thống kê dân số, Dĩ An là một trong 3 khu vực có dân số đông nhất tỉnh. Trong thời gian tới, với định hướng ưu tiên phát triển các loại hình thương mại – dịch vụ, Dĩ An sẽ cần thêm nhiều lao động hơn nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu nhà ở tại đây sẽ không ngừng tăng lên.

Tốc độ đô thị hoá của TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương đang phát triển mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Tập trung thực hiện các khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế, ngoài việc chú trọng phát huy nội lực, Dĩ An cũng tranh thủ thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài. Định hướng này thể hiện rõ trong lĩnh vực nhà ở. Hiện nay, doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đang triển khai nhiều dự án nhà ở tại Dĩ An để đáp ứng nhu cầu nhà ở trên địa bàn.

Tính từ năm 2018 đến nay, nguồn cung căn hộ tại thị trường Dĩ An gần 10.000 căn hộ. Đặc biệt sản phẩm có mức giá từ 1,5 tỷ đồng/căn sẽ đem đến cho người trẻ có cơ hội sở hữu nhà để an cư, lạc nghiệp, cũng như mở ra cơ hội cho những ai có dự định đầu tư căn hộ khai thác cho thuê sinh lợi lâu dài.

Đón đầu hạ tầng để phát triển và liên kết vùng

Tại hội thảo “Nhận diện lực đẩy phát triển thị trường bất động sản vùng TP.HCM mở rộng năm 2021” ông Võ Hoàng Ngân – Giám đốc Sở Xây dựng, tỉnh Bình Dương cho biết “Bình Dương, là một trong những tỉnh giáp rảnh TP.HCM và Đồng Nai, nên nhiều khu vực, hạ tầng giao thông đều kết nối, liên tiếp các khu vực với nhau. Tại Bình Dương, điểm nổi bật cho bất động sản chính là về địa chất, địa hình ở Bình Dương rất thuận lợi cho các nhà đầu tư, tiết kiệm về mặt chi phí xây dựng.

Về hạ tầng giao thông, trước đây tỉnh Bình Dương đã thấy được vai trò của mình khi là tỉnh lân cận với TP.HCM và đã chủ động quy hoạch từ rất sớm để phát triển hạ tầng giao thông, đồng thời đầu tư rất hoàn chỉnh, đón đầu lợi thế khi phát triển.

Bên cạnh đó, Bình Dương đã triển khai các chương trình phát triển đô thị và nhà ở. Chính sách thu hút, đón đầu của Bình Dương về phát triển kinh tế xã hội và nhà ở đã được thực hiện từ trước. Trong quá trình diễn biến xã hội đã có khó khăn, lớn nhất là giao thông ùn tắc do Bình Dương nằm ngay đầu TP.HCM nên hàng hóa đổ về đây rất lớn.

Tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn nối khu vực TP.Dĩ An (Bình Dương) – TP.HCM – Đồng Nai được tỉnh Bình Dương xây dựng phát triển nhiều năm trước.

 

“Từ năm 1996 tỉnh Bình Dương đã có chiến lược, đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, luôn mời gọi nhà đầu tư. Về chính sách, chủ trương luôn được công khai minh bạch, lãnh đạo thường xuyên gặp gỡ nhà đầu tư, doanh nghiệp. Có thế nói, tỉnh Bình Dương đã có sự quan tâm to lớn và hiểu yếu tố quan trọng của nhà đầu tư đến Bình Dương. Vì vậy, ngoài việc phát triển về công nghiệp, khoa học kỹ thuật, thì lĩnh vực xây dựng, nhà ở cũng được quan tâm và tạo điều kiện để phát triển” ông Ngân chia sẻ.

Theo nguoiduatin.vn

.
.
.
.